31/10/07

Quảng cáo kỳ quặc




Danh sách phòng thi vòng 1 Cuộc thi VoBs

+ Ca 1: 07h00 – SBD từ 0001 đến 0475

+ Ca 2: 09h00 – SBD từ 0476 đến 0950

+ Ca 3: 13h00 – SBD từ 0951 đến 1423 <== Mình ở đây SBD 1312

+ Ca 4: 15h00 – SBD từ 1424 đến 1971

- Địa điểm : Tất cả các Ca thi đều thingày 04/11/2007, tại hội trường lớn B322, cơ sở B, ĐH Kinh Tế TP.HCM, 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5 , Quận 10.

19/10/07

Việt nam từng vô địch Đông Nam Á

mới tìm thấy bài này trên wikipedia, thật bất ngờ. [Nguồn]


Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng Hoà là đội tuyển bóng đá cấp quốc gia của Việt Nam Cộng Hòa từ 1949 đến 1975. Trước thập niên 60, Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa được đánh giá là đội bóng mạnh. Đội lọt vào vòng chung kết hai giải Cúp châu Á đầu tiên và hai lần đều đạt giải tư. Đội cũng đoạt huy chương vàng tại SEAP Games 1959 được tổ chức tại Thái Lan. Cho đến nay, đây là lần duy nhất cái tên Việt Nam có mặt trong bảng thành tích những nước đoạt huy chương vàng bộ môn bóng đá tại một kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á mà tiền thân là Đại hội Thể thao Bán đảo Đông Nam Á. Khi hai miền thống nhất thì đội giải thể. (Mãi đến năm 1991, Việt Nam mới trở lại trên trường thi đấu quốc tế với Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.)

Thành tích tốt nhất
1956, 1964 Giải tư châu á
1959 HCV SEAPGAME

Trận quốc tế đầu tiên
Việt Nam Cộng Hòa 2 - 4 Hàn Quốc
(Việt Nam Cộng Hòa, 15 tháng 1, 1949)
Trận quốc tế cuối
Malaysia 3 - 0 Việt Nam Cộng Hòa
(Thái Lan, 23 tháng 3, 1975)
Trận thắng đậm nhất
Việt Nam Cộng Hòa 10 - 0 Nhật Bản
(Nhật Bản; 1 tháng 10, 1967)
Trận thua đậm nhất
Indonesia 9 - 1 Việt Nam Cộng Hòa
(Hàn Quốc, 4 tháng 5, 1971)

Danh thủ

* Trần Văn Nhung
* Lê Văn Hồ
* Phạm Huỳnh Tam Lang
* Phạm Văn Rạng
* Đỗ Thới Vinh

8/10/07

Chia sẻ theme photoshop

Nếu ai thich cái theme này của tui thi có thể lấy theme ở đây. Đây là loại theme kiểu mới (XML ).Bạn và Templtes => edit HTML và copy đoạn mã trên vào. cuối cùng chọn save. Theme này theo tôi đánh giá là rất nhẹ cho những người đọc của bạn khi truy cập vào, vì xét cho cùng nó chỉ có 3 hình mà dung lượng cũng khá nhẹ. Thêm nữa là trông nó rất đẹp và đơn giản, không quá cầu kì,phô trương. Chúc các bạn có một Blog đẹp, ai co theme gì đẹp vui lòng chia sẻ cho mình qua Y!M: hainam8x, tui sẽ chỉnh sủa lại (néu cần) và sau đó chia sẻ lại cho mọi người

Nhân lực chứng khoán đắt giá

Nhiều trưởng phòng môi giới, phó giám đốc các công ty chứng khoán lớn nhảy ra ngoài thành lập doanh nghiệp mới. Chiêu hiền đãi sĩ trong lĩnh vực chứng khoán giờ không tính bằng tiền.
Bẵng đi vài tháng, bạn bè gọi điện cho trưởng phòng môi giới một công ty chứng khoán lớn được báo tin anh không làm ở chỗ cũ nữa mà liên kết với mấy "chiến hữu" thành lập công ty mới. Chưa hoạt động mà cổ phiếu của công ty này đã có giá tăng gấp 3-4 lần mệnh giá.
Trong một lần trò chuyện, ông Trần Văn Dũng, Giám đốc TTGDCK Hà Nội bày tỏ nỗi lo chảy máu chất xám đội ngũ cán bộ tại trung tâm trong bối cảnh thị trường bùng nổ, khát nhân lực. 2 trong số các nhân vật VIP của trung tâm đã ra đi trong năm vừa rồi.
Ngay tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tình trạng người tài dứt áo ra đi cũng không hiếm. Vụ phó Vụ quản lý phát hành Lê Hồ Khôi giờ là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Tràng An. Ông Hà Hoài Nam, từng là Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán cũng cùng bạn bè thành lập Công ty cổ phần chứng khoán Kim Long với vốn điều lệ 18 tỷ đồng.
Nhà đầu tư đến với thị trường chứng khoán tăng theo cấp số nhân là cơ hội vàng để nghề môi giới phát triển. Nếu như thời gian này năm ngoái cả nước mới có 16 công ty thì nay đã có 56 công ty được cấp phép hoạt động, chưa kể các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ đầu tư.
"Một công ty chứng khoán đang chuẩn bị hoạt động cần tuyển nhân sự, thông báo tuyển trưởng phòng, chuyên viên phân tích tài chính và đầu tư vào doanh nghiệp, chuyên viên quản lý danh mục đầu tư...", những mẩu tin như vậy xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo. Yêu cầu chung của các công ty là ứng viên tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học chuyên ngành đầu tư, tài chính ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán kinh tế.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn khoe mới kéo được vài nhân vật VIP của công ty chứng khoán, bảo hiểm khác về với mình. Chế độ đãi ngộ người tài không được ông tiết lộ nhưng lương bổng của các công ty chứng khoán VN không thua kém so với các công ty nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, chưa kể nhiều quyền lợi khác. Hiện trưởng phòng đối ngoại một công ty chứng khoán tầm trung, lương sơ sơ cũng chục triệu đồng một tháng. Hấp dẫn như vậy nên nhân lực trong nhiều ngành như bảo hiểm, ngân hàng đang có xu hướng chạy sang chứng khoán.

Thiếu và yếu

Ông Bùi Nguyên Hoàn, Vụ trưởng, Trưởng đại diện UBCKNN tại TP HCM cho hay, cả nước hiện chỉ có khoảng 300 nhà môi giới nhưng phải phụ trách một số lượng vốn rất lớn. Bình quân mỗi nhà môi giới phụ trách đến 500 tỷ đồng và đang không ngừng tăng lên nên làm không xuể. “Không chỉ thiếu về số lượng, nghiệp vụ tư vấn và đạo đức của nhà tư vấn về kinh doanh chứng khoán còn rất hạn chế”, ông Hoàn nói.
Kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới đây cho thấy tại Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương có 13 trong tổng số 22 nhân viên kinh doanh chứng khoán chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Tình hình tương tự tại Công ty chứng khoán Sài Gòn. Trưởng phòng nhân sự một công ty chứng khoán phân bua, tuyển người khó quá, nếu lấy ứng viên có đủ 3 chứng chỉ như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu thì lại không có bằng đại học, mà có bằng đại học lại mất tới cả năm trời đi học đi thi mới có đủ chứng chỉ.
Ông Nguyễn Duy Hưng thừa nhận nếu chỉ tuyển nhân viên có thể làm việc thì dễ nhưng tuyển được người làm tốt, chủ động sáng tạo trong công việc thì quả thật là khó khăn.
Một chuyên gia tài chính cho biết có công ty chứng khoán cứ vài tuần lại thấy đội ngũ nhân viên mới toe, nhân lực cũ chạy đâu hết. Nếu như trước đây, các công ty tuyển chuyên viên phân tích tài chính luôn yêu cầu ứng viên có khả năng phân tích tài chính doanh nghiệp tốt, có kinh nghiệm tối thiểu 1 năm thì nay có chong đèn mỏi mắt cũng tìm không ra, thôi đành tuyển nhân lực trẻ rồi đào tạo dần.

Việt Phong

Khủng hoảng nhân sự ngân hàng

Để chống lại cơn khát nhân lực đến hồi báo động đỏ, nhiều ngân hàng đang tìm cách câu kéo người của nhau, thậm chí có nơi còn ra chính sách nội bộ: thưởng tiền mặt nếu giới thiệu được nhân viên mới.

5 năm trước, Ngân hàng cổ phần Ngoài quốc doanh (VPBank) chỉ có 200 nhân viên. Đến cuối năm ngoái, con số này đã tăng gấp 8 lần, bình quân mỗi năm VPBank phải tuyển thêm 300 người. Ở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, hằng năm có vài đợt tuyển dụng, mỗi đợt số lượng cũng lên đến hàng trăm, nhằm bổ sung nhân sự đáp ứng nhu cầu kinh doanh, và một phần để bù đắp cho lượng nhân viên bị các ngân hàng khác câu mất. Ngay như bộ phận thẻ của Ngân hàng Công thương, năm vừa rồi phải tuyển thêm 20 nhân viên mới, nâng tổng số nhân viên lên 80, dù cả năm không mất người nào.

"Câu chuyện nhân lực ngân hàng đã đến mức báo động đỏ. Các ngân hàng trong nước đua nhau mở chi nhánh mới. Ngân hàng nông thôn thì chuyển đổi mô hình hoạt động. Tới đây lại có thêm nhiều nhà băng mới, kể cả ngân hàng nước ngoài. Vì thiếu nên ngân hàng này lấy người của ngân hàng kia, khiến nguồn nhân lực vốn đã khan hiếm nay lại xê dịch hỗn loạn", Tổng giám đốc VPBank Lê Đắc Sơn lo lắng. Theo ông Sơn, thời gian vừa qua, mỗi ngân hàng cổ phần đều phát triển thêm 50-60 chi nhánh mới. Dự kiến số lượng chi nhánh của các ngân hàng cổ phần sẽ tăng gấp đôi trong 2 năm tới, nhân sự vì vậy cũng phải tăng trưởng gấp đôi.

"Chúng ta đang thiếu khoảng 30.000 nhân lực từ trình độ trung học phổ thông trở lên. Nhân lực ngành ngân hàng thiếu thốn đến mức tôi hy vọng Chính phủ cần đưa ra giải pháp cho vấn đề này", ông Đỗ Đức Cường, cố vấn cao cấp cho một số ngân hàng cổ phần tâm sự với VnExpress.

Chênh lệch cung cầu
Không phủ đủ người cho các vị trí tín dụng, giao dịch viên hay nhân viên mảng thẻ, các ngân hàng cũng đối mặt với cơn khát nhân sự cao cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khung, lãnh đạo các chi nhánh. Một phòng giao dịch, một chi nhánh mới mở, sẽ phải có thêm một ông giám đốc, bà phó giám đốc mới.

Cầu tăng theo cấp số nhân, trong khi cung là một hằng số, không ít ngân hàng tìm cách câu kéo nhân viên của nhau. Có nơi chào mức lương cả nghìn đôla mỗi tháng cùng quyền lợi về cổ phiếu cho chức giám đốc, phó giám đốc chi nhánh. Cá biệt có ngân hàng giao hẳn chỉ tiêu trong nội bộ, ai giới thiệu được một nhân viên mới sẽ được thưởng 5 triệu đồng, nếu mời được VIP tiền thưởng sẽ tăng gấp 4-5 lần.

"Đã không đủ, lại còn bị câu mất, ngân hàng sẽ phải dàn căng quân số làm thay việc cho những người ra đi, vì không thể lấp chỗ trống ngay được. Nếu cứ căng mãi, giống như sợi dây thun căng hết độ đàn hồi, sẽ nảy sinh rủi ro, rủi ro về nghiệp vụ, về đạo đức, về tài sản", ông Lê Đắc Sơn nói.

Theo ông Dương Quang Khánh, Trưởng phòng Thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử (Ngân hàng Công thương), thị trường lao động ngày một minh bạch hơn, mỗi nhân tài đều có thương hiệu và được định giá rõ ràng. Tuy nhiên ông Khánh lo ngại, cung cầu quá chênh lệch nên giá bị đẩy lên quá cao, thậm chí giá ảo. Thiếu cán bộ, nhiều ngân hàng quyết mời bằng được nhân viên của ngân hàng khác với mức lương và chế độ đãi ngộ hậu hĩnh. Song có trường hợp cán bộ được bổ nhiệm chưa đúng tầm, vượt quá khả năng của họ. Không ít cán bộ ngân hàng quốc doanh thâm niên vài năm được mời về làm trưởng phòng, thậm chí giám đốc chi nhánh của các ngân hàng cổ phần, hay trở thành VIP của các công ty chứng khoán, tài chính mới mở.

Trong dự thảo quy chế cấp phép thành lập ngân hàng, yêu cầu về nhân sự cũng được đặt lên hàng đầu. Đề án trình lên Ngân hàng Nhà nước phải bao gồm danh sách những khuôn mặt sáng giá, với yêu cầu tối thiểu là trình độ chuyên ngành, tốt nghiệp đại học. Giám đốc một ngân hàng cổ phần lo ngại, với tình hình khan hiếm nhân lực như hiện nay, không khéo sẽ nảy sinh chuyện mượn danh, mua bằng cấp cho đủ yêu cầu thành lập ngân hàng.

Câu chuyện muôn thủa: Giữ người

Tiến sĩ Đỗ Đức Cường đến với Ngân hàng cổ phần Đông Á gần 4 năm trước, trong vai trò cố vấn chiến lược. Khi ấy, Đông Á mới có vỏn vẹn 400 nhân viên, nhưng nay họ đã có tới 2.800 người, với thâm niên công tác bình quân 7 năm mỗi người, một chỉ số đáng mơ ước với ngành ngân hàng. Thành công này, theo ông Cường, một phần vì Đông Á có chính sách đãi ngộ rõ ràng, đặc biệt là việc phân bổ quyền lợi về cổ phiếu cho người lao động. Đến nay, nhiều cán bộ Đông Á đã mua được nhà nhờ tiền bán cổ phiếu.

"Tuy nhiên, tôi kêu gọi các ngân hàng nên có chính sách đãi ngộ và quyền lợi rõ ràng. Những người trẻ muốn nhìn thấy tương lai, muốn biết lộ trình thăng tiến khi quyết định gắn kết với doanh nghiệp", ông Cường nói.

Tại VPBank, tỷ lệ thôi việc trong năm 2006 chỉ ở mức 5%, trong đó đa phần đều là nhân viên mới vào. Theo Tổng giám đốc Lê Đắc Sơn, để giữ người, không nhất thiết phải quá chú trọng vào lương, thưởng mà cần gây dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn bó.
"Ngân hàng nên chọn đúng người, đúng việc và đãi ngộ tương xứng sẽ hạn chế được tình trạng nhảy việc. Trên thực tế, không phải vị trí nào trong ngân hàng cũng đòi hỏi trình độ đại học. Học sinh trung học chuyên nghiệp cũng được đào tạo nghiệp vụ rất bài bản, và có thể làm việc được ngay. Nếu được tuyển dụng đúng người, đúng việc, ngân hàng có thêm lựa chọn về nhân sự, vừa tiết kiệm chi phí trả lương, lại không lo chảy máu chất xám", Phó giám đốc Học viện Ngân hàng Tô Kim Ngọc chia sẻ quan điểm.
Bà Ngọc cho biết, mỗi năm Học viện Ngân hàng có khoảng 4.000 sinh viên, học sinh chuyên ngành tài chính ngân hàng thuộc các hệ đại học, trung học chuyên nghiệp ra trường. Nếu tính chung các cơ sở đào tạo chính quy trên cả nước, con số này phải lên đến 10.000... Theo bà Ngọc, số lượng này nếu được đào tạo một cách chất lượng và được tận dụng, có thể đáp ứng đủ nhu cầu của các ngân hàng hiện nay.
S.L.